Phương pháp viết mục tiêu bài giảng

PHƯƠNG PHÁP VIẾT MỤC TIÊU BÀI GIẢNG
THEO CHUẨN BLOOM
Nguyễn Văn Căn
Vũ Tuấn
Lương Khắc Định
Khoa CNTT – Trường T36

Tóm tắt. Bài viết giới thiệu kiến thức tổng quan về viết mục tiêu bài  
giảng; kỹ thuật viết mục tiêu bài giảng được cấu trúc thành 3 phần: mục tiêu  
kiến thức; mục tiêu kỹ  năng và mục tiêu thái độ. Bài viết thể  hiện 3 thành  
phần mục tiêu này thông qua 6 cấp độ chuẩn kiến thức  B.J.Bloom. Thông qua  
các phân tích cấu trúc và ví dụ  minh họa để  tạo cho giáo viên cách xác định  
mục tiêu bài giảng một cách tốt nhất.
Từ  khóa: Mục tiêu bài giảng, mục tiêu kiến thức, mục tiêu kỹ  năng,  
mục tiêu thái độ, B.J.Bloom.
I. Giới thiệu
Một trong những hoạt động chuyên môn quan trọng của giáo viên là 
biên soạn giáo trình, bài giảng, tài liệu học tập và giáo án giảng dạy. Bài viết 
nàygiới thiệu những kinh nghiệm để  hình thành kỹ  thuật viết “Mục tiêu bài 
giảng” của giáo viên. Bài viết được trình bày dựa trên kinh nghiệm bản thân  
đúc rút từ  25 năm giảng dạy và có tham khảo từ  một số  tài liệu " Đào tạo 
nghề  theo năng lực thực hiện" [1], "Nghiệp vụ  sư  phạm dạy nghề" [2] và 
một số tài liệu tiếng Anh [3], [4], [5].
Mục tiêu bài giảng chính là “đích” cuối cùng mà thầy trò đều phải 
hướng tới và đạt được; nó là cơ sở để giáo viên đổi mới phương pháp giảng 
dạy   phù   hợp   với   từng   bài   giảng,   từng   đối   tượng   và   góp   phần   vào  thành 
công của tiết dạy.
Cùng với nội dung, phương pháp, mục tiêu giảng dạy là những thành tố 
không thể thiếu và có quan hệ chặt chẽ với nhau trong quá trình dạy học. Một 
tiết giảng hay không chỉ căn cứ vào hoạt động của thầy và trò diễn ra như thế 
nào, sử  dụng phương pháp và phương tiện gì, mà điều cốt yếu là sau tiết 
giảng đó có đạt được mục tiêu đề  ra hay không? Việc xác định không đúng  
hoặc không rõ ràng mục tiêu bài giảng thì khó mà dạy hay, dạy tốt. Giáo viên 
và học sinh dễ  lạc vào một “rừng tri thức” mà không biết đích đến. Vì vậy, 
viết đúng mục tiêu bài giảng chúng ta cần hiểu rõ bản chất của nó từ đó mới 
viết đúng được.
Việc viết đúng mục tiêu còn là cơ sở để các nhà quản lý giáo dục đánh 
giá được bài giảng có đạt chất lượng hay không và đạt đến mức độ nào. Mục  
tiêu là căn cứ để  đánh giá sau bài giảng, các mục tiêu đề  ra có đạt được hay 
không?
1
. Trong bài viết này phần II, trình bày những kiến thức tổng quan về 
mục tiêu bài giảng. Bao gồm khái niệm, ý nghĩa và yêu cầu của viết mục tiêu 
bài giảng. Các kỹ thuật viết mục tiêu được trình bày trong phần III. Các ví dụ 
minh họa được sử  dụng từ  các học phần trong chương trình đào tạo Công  
nghệ thông tin của ĐH KT­HC CAND. Phần IV trình bày một số bàn luận và 
kết luận.
II. Quan niệm chung về viết mục tiêu
2.1.Khái niệm về Mục tiêu bài giảng
Mục tiêu (nói chung) là kết quả dự kiến cần đạt được sau khi thực hiện 
một hoạt động.
Mục tiêu dạy học là cái đích người học phải đạt được sau khi học; đó 
chính là “đích” cuối cùng mà thầy trò đều phải hướng tới.
Mục tiêu bài giảng (bài dạy) có nhiều cách diễn đạt chẳng hạn như:
­ Mục tiêu bài giảng là kết quả mà giáo viên mong muốn người học đạt 
được sau bài giảng;
­ Mục tiêu bài giảng “là tuyên bố  về  những gì người học phải hiểu rõ, 
phải làm được sau bài dạy”;
­ Mục tiêu nói về việc người học sẽ như thế nào hoặc có khả năng làm  
được gì sau khi kết thúc một bài giảng.
Như vậy, theo quan điểm “dạy học hướng vào người học” thì mục tiêu  
đề  ra là của người học chứ  không phải của giáo viên. Vì vậy, câu tuyên bố 
mục   tiêu   bài   giảng  bao   giờ   cũng   là: Sau   khi  kết   thúc   bài  học  này,   người  
học/các em có khả năng….
2.2. Ý nghĩa của mục tiêu bài giảng
Mục tiêu dạy học nói chung và bài giảng nói